Nếu CPU được ví như bộ não của PC, bo mạch chủ có tên tiếng anh Mainboard được coi là xương sống, giúp cho máy tính của bạn hoạt động. Hiểu được những cấu tạo của bo mạch chủ là gì, sẽ giúp cho các bạn rất nhiều khi chọn cho mình một chiếc mainboard phù hợp hoặc dự đoán những lỗi thường gặp của máy tính.
Bo mạch chủ là gì?
Bo mạch chủ là một bảng mạch in có vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết thiết bị, được gắn trên nó theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đầu cắm hoặc dây dẫn vào các bộ phận này.
Thông qua bo mạch chủ, các linh kiện trong máy tính mới có thể hoạt động và giao tiếp với nhau, một cách hiệu quả và nhanh chóng. Thực chất các kết nối này là kết nối vật lý bao gồm: khe cắm và mạch điện.
Còn lại việc kết nối và điều khiển bên trong các dây dẫn được thực hiện, bởi Chip cầu bắc và nam. Đó cũng chính là trung tâm điều phối hoạt động của máy tính.
Nguyên lý hoạt động của bo máy chủ là gì ?
Giữa các thiết bị thông thường có tốc độ truyền tải rất khác nhau còn gọi là tốc độ Bus. Mainboard (bo mạch chủ) có 2 Chipset quan trọng là Chipset cầu bắc và Chipset cầu nam.
Chúng có nhiệm vụ nối các thành phần cắm vào Mainboard như giữa CPU và RAM, giữa CPU và VGA Card, …
Do tốc độ Bus giữa các linh kiện khác nhau, vi vậy chúng được đưa qua North Bridge và South Bridge để xử lý lại tốc độ Bus. Chính vì thế, máy tính có thể hoạt động được một cách thống nhất.
Lưu ý về bo mạch chủ: Các bạn lưu ý một điều đó là tốc độ Bus của CPU phải bằng hoặc lớn hơn tốc độ Bus của RAM. Có như vậy thì CPU mới nhận hết được RAM.
Nếu tốc độ Bus của CPU lại nhỏ hơn của RAM là bạn đã lãng phí và đang không tận dụng được hết sức mạnh của bộ máy tính đó.
Các lỗi thường gặp của bo mạch chủ là gì?
Trong khi sử dụng máy tính không thể tránh được các lỗi xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn có thể “bắt bệnh” được nó sẽ tốt hơn phải không nào? Dưới đây là 3 lỗi thường gặp ở bo mạch chủ mà bạn thương gặp phải đó:
Máy dùng bị treo khi trải qua một thời gian dài sử dụng là do tản nhiệt của hệ thống hoạt động không được tốt, các tấm tản nhiệt bám bụi khiến nhiệt độ cao, quạt quay chậm do mòn trục.
Máy không lưu giữ xác lập trong BIOS là do pin hết pin CMOS khiến cho mỗi lần khởi động thời gian của bạn đều trả về mặc định. Lúc này, bạn phải ấn F1 khi khởi động máy để tiếp tục.
Máy không hoạt động: Bạn cần kiểm tra lại các kết nối như RAM hay Card mở rộng, có thể do bị lỏng chân cắm dẫn đến tiếp xúc không tốt. Hay nguồn cấp ko ổn định gây ra hiện tượng phù các tụ trên bo mạch chủ.
Để mua được những chiếc bo mạch chủ chính hãng và chất lượng, hay bạn muốn được tư vấn về cách chọn bo mạch chủ cho máy tính, bạn hãy liên hệ với shuttle.vn theo 0909.514.461 nhé!